Tranh cãi bàn thắng cho Nhật Bản trước Tây Ban Nha?

Bàn thắng Nhật Bản trước Tây Ban Nha: Bàn thắng thứ hai của Nhật Bản vào lưới Tây Ban Nha đến sau khi trọng tài xác nhận rằng bóng chưa đi hết đường biên ngang.

Tình huống xảy ra ở phút 51 của trận đấu, tỷ lệ bóng đá  chỉ ít phút sau khi Ritsu Doan ghi bàn gỡ hòa 1-1 cho Nhật Bản. Sau đường căng ngang của Ritsu Doan, bóng tìm đến cột xa và Kaoru Mitoma kịp chạm chân vào bóng ngay trước khi bóng đi qua vạch vôi.

Pha chạm bóng của Mitoma mang tính quyết định khi bóng đi cắt qua khung thành Tây Ban Nha, để Ao Tanaka ập vào dứt điểm bằng đầu gối ghi bàn đưa Nhật Bản dẫn ngược 2-1. Các cầu thủ Tây Ban Nha phản đối, vì cho rằng trái bóng đã ra ngoài đường biên ngang trước khi Mitoma chạm để chuyền cho Tanaka.

Cú chạm của Mitoma đưa bóng đi cắt mặt khung thành Tây Ban Nha, để Ao Tanaka ập vào, dùng đấu gối ghi bàn.

Tranh cãi bàn thắng cho Nhật Bản trước Tây Ban Nha?

Các cầu thủ Tây Ban Nha phản đối, vì cho rằng trái bóng đã ra ngoài đường biên ngang trước khi Mitoma chuyền cho Tanaka. Trọng tài chính người Nam Phi Victor Gomes vì thế tham khảo VAR. Ảnh: AP

Trọng tài người Nam Phi Victor Gomes ban đầu hủy bỏ bàn thắng nhưng ngay lập tức ông nhận được tín hiệu từ phòng VAR. Các đoạn phát lại và góc máy quay do đài truyền hình cung cấp đã khiến nhiều người xem tin rằng toàn bộ quả bóng đã đi hết qua vạch vôi. Tuy nhiên, vị “vua áo đen” cuối cùng công nhận bàn thắng cho Nhật Bản sau vài phút kiểm tra lại tình huống.

Những gì chúng ta thấy trên truyền hình, dường như quả bóng đã lăn hết đường biên. Có thể chỉ vài milimét là quả bóng vẫn còn dính ở vạch biên. Bàn thắng cho Nhật Bản cuối cùng vẫn được công nhận. Nó giống như bàn thắng ở Wembley của đội tuyển Anh trong trận chung kết năm 1966″, tờ Bild nhấn mạnh trong phần bình luận tình huống gây tranh cãi của Nhật Bản với Tây Ban Nha. Tham khảo tỷ số KQ VĐQG Pháp: kết quả bóng đá Pháp tối và đêm qua. … Ket qua bong da Ligue 1 hom nay: trực tiếp kqbd Ligue 1 sẽ thi đấu tối và đêm nay.

Người hâm mộ đã thắc mắc tại sao các quả bóng World Cup lại được sạc trước trận đấu và điều này được lý giải là do bộ cảm biến sử dụng pin để hoạt động. Khi sạc đầy, cảm biến có thể hoạt động liên tục trong 6 giờ hoặc kéo dài lên 18 ngày nếu không sử dụng. Cảm biến nặng 14 gram được phát triển và sản xuất bởi KINEXON và người đồng sáng lập Maximilian Schmidt, được Adidas giữ cố định ở tâm quả bóng. Điều này giúp nó không bị xê dịch và không bị ảnh hưởng bởi những đường chuyền hay sút của các cầu thủ.

Huyền thoại MU, Gary Neville phàn nàn trên Twitter: “Chắc chắn VAR đã nhìn thấy góc chụp hoặc bằng chứng thuyết phục mà chúng ta chưa thấy nhưng tại sao FIFA lại không cho phép đài truyền hình chủ nhà chiếu lại cảnh quay của VAR. Tại Ngoại hạng Anh, chúng tôi thấy điều đó khi nó xảy ra. Điều này thật vô lý và không hề minh bạch”.

Theo luật bóng đá, toàn bộ quả bóng phải vượt qua vạch kẻ đường biên ngang mới bị coi là hết tình huống. Và bức ảnh chụp bằng mắt diều hâu từ trên cao cho thấy rằng một phần nhỏ của quả bóng vẫn nằm trên đường biên ngang chỉ vài milimet, do đó quyết định của VAR là chính xác.

Loading...

Với chiến thắng đáng nhớ trước tuyển Tây Ban Nha và tuyển Đức ở trận ra quân World Cup 2022, đội bóng Nhật Bản đã “hùng dũng” đứng ở ngôi đầu bảng E. Đối thủ ở vòng 1/8 của thầy trò HLV Hajime Moriyasu sẽ là tuyển Croatia.

Loading...

"Mọi phân tích nhận định trận đấu chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi chuyên cung cấp tin thể thao cập nhật hằng ngày cho độc giả"